Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

KÌ 1: NGƯỜI LÍNH GIÀ VÀ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH VIÊM XOANG VIÊM MŨI DỊ ỨNG BÍ TRUYỀN


1. Mười người chữa chín người khỏi không tái phát



Trong nhiều lần trò chuyện về các bài thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính tôi được anh bạn ở Khoa tai mũi họng giới thiệu về một thầy lang chuyên trị bệnh viêm xoang viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc bí truyền.Ông có khả năng chữa khỏi bệnh viêm xoang viêm mũi dị ứng trong vòng 30 – 50 ngày.Người thầy Lang có nhiều kiến thức về đông y đó chính là Lương Y Nguyễn Văn Tuyến ở tỉnh Hải Dương.


Tò mò muốn tìm hiểu về bài thuốc và người thầy thuốc đã giúp cho hàng nghìn người thoát khỏi căn bệnh viêm xoang ,viêm mũi dị ứng tôi quyết định lên đường tìm gặp vị lương y tài ba này.Và cũng nhằm kiểm chứng công hiệu của bài thuốc tôi đưa cô em gái đã bị viêm xoang mãn tính gần mười năm nay đi cùng.


Lần đầu nhìn vào cặp mắt nhân từ của vị lương y tôi thấy những hình dung của mình hoàn toàn đúng.Vẻ chậm rãi của những người làm trong nghề y cho thấy được sự cẩn trọng của họ với mọi loại bệnh tật càng làm tăng thêm niềm tin cho những người như tôi.



Sau một hồi nghe cô em gái tôi kể về quá trình bị bệnh,quá trình đi chữa,những biểu hiện của bệnh hiện tại Lương y kết luận em gái tôi bị viêm xoang trán ( Giống với kết luận của bệnh viện Bạch Mai ) điều đó không khỏi làm cho tôi khỏi ngạc nhiên bởi ở bệnh viện với nhiều trang thiết bị hiện đại,các bác sĩ được đào tạo và công tác mấy chục năm trời trong ngành y mới có thể kết luận về bệnh sau cả buổi làm các xét nghiệm phức tạp.Kết luận ấy khiến tôi càng tò mò về biệt tài của vị Lương y mà người trong vùng hay gọi ông là “thần y” này.






2. Bài thuốc bí truyền


Khám xong Lương y tiến hành bốc thuốc,bài thuốc có thể chia thành ba phần: Thuốc sắc uống; thuốc bột uống;thuốc nhỏ mũi.


Nhận thuốc xong tôi thú thực là mình muốn tìm hiểu sâu về bài thuốc để phổ biến cho nhiều người biết vì là người viết về mảng y tế tôi biết tỉ lệ mắc các bệnh về mũi ở Việt Nam rất cao, thuộc loại cao nhất thế giới.


Vị Lương y chậm rãi kể về con đường binh nghiệp và cơ duyên đến với bài thuốc bí truyền.


Năm 1979 chiến tranh biên giới nổ ra cũng như bao thanh niên khác Ông lên đường tòng quân ở miền núi Đông bắc Lạng Sơn.Sự khốc liệt của chiến tranh cộng với điều kiện sống kham khổ khiến bộ đội ta mắc rất nhiều bệnh mãn tính đặc biệt là bệnh viêm xoang viêm mũi (do thời tiết mùa đông ở vùng cao lạnh thấu xương cộng với việc tiếp xúc với sung đạn thuốc pháo) nhiều người sức khỏe suy sụp không vững vàng chiến đấu.Các bác sĩ quân y điều trị nhiều lần nhưng chỉ đỡ được mấy ngày sau đó bệnh tái phát trở lại.Thấy tình cảnh đó vị Trưởng bản trên dãy bình độ 400 Lạng Sơn mách cho vị chỉ huy biết một bà Mế chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong vùng đặc biệt là các bệnh về mũi.Bà Mế đó tức tốc được mời đến giúp đơn vị,chỉ huy phân công tôi trực tiếp giúp mế trong việc tìm kiếm thuốc và điều trị cho bộ đội ( do gia đình tôi có nhiều đời làm thuốc đông y nên tôi được giao đảm nhiệm trọng trách này) Mấy ngày đầu tôi và Mế vào rừng tìm thuốc nhưng về sau khi đã thuộc tên các vị thuốc thì chỉ cần tôi và một đồng chí y sĩ quân y đi lấy còn Mế ở nhà bào chế thuốc, hướng dẫn bộ đội cách sắc uống và chữa trị.Kết quả đạt được khiến các Bác sĩ quân y hoàn toàn bất ngờ,Bộ đội ta lần lượt khỏi bệnh và một điều lạ nữa là điều kiện thời tiết và chế độ ăn uống khắc nghiệt như vậy nhưng hầu như không có ai bị tái phát. Cũng từ đó tôi chuyển hẳn sang một nhiệm vụ mới là điều trị cho bộ đội bằng các loại dược liệu quý trên núi rừng đông bắc trùng điệp của tổ quốc.


Chiến tranh kết thúc tôi trở về quê hương tham gia công tác xã hội trở thành Chủ tịch Hội cựu chiến binh và lấy nghề làm thuốc cứu người giúp đời.


Câu chuyện kể của vị Lương y luôn bị ngắt quãng vì có nhiều người đến lấy thuốc trong đó có nhiều người ở tỉnh xa.Tôi thắc mắc không biển hiệu quảng cáo sao có nhiều người biết đến nhà thuốc đến vậy, Lương y cười nói cứ người này chữa khỏi mách cho người kia nhiều người còn ở tận miền trung miền nam ra,người thì mua thuốc gửi cho người thân ở nước ngoài.


Trở lại với bệnh tình của cô em gái tôi,sau hơn một tháng uống thuốc đều đặn cộng với chế độ kiêng khem mà Lương y căn dặn, triệu chứng bệnh hết hoàn toàn,sức khỏe tiến triển rõ rệt.Cẩn thận hơn tôi bảo cô em gái đến bệnh viện Bạch Mai khám lại thì được các bác sĩ thông báo hoàn toàn khỏi bệnh. Nét mặt vui tươi dạng dỡ, trông cô em gái tôi như trẻ ra hàng chục tuổi vì thoát được khỏi căn bệnh đã làm cô khổ sở hàng chục năm qua .


Trịnh Lâm – Sức khỏe Cộng đồng
Hà Nội 2007



Sau khi bài viết được đăng có rất nhiều bạn gọi điện đến Ban biên tập đề nghị cung cấp địa chỉ và số điện thoại để tiện điều trị.Chúng tôi đã liên lạc với anh Trịnh Lâm để hỏi thì được biết bài thuốc được truyền lại cho con của Lương y Nguyễn Văn Tuyến, hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đông y Việt Nam tại Hà Nội. Chúng tôi xin cung cấp số điện thoại để quý vị tiện liên lạc: 0932276878

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

VIÊM MŨI VIÊM XOANG CHỮA BẰNG TỎI

http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html
      cách chữa và phong tránh bệnh viêm xoang viêm mũi tốt nhất

Tỏi bóc vỏ, rửa sạch ăn sống hoặc giã nhỏ pha với nước đun sôi để nguội uống. Nồng độ càng cao thì hiệu quả càng nhanh (tùy khả năng chịu đựng của bạn) nhưng thông thường có thể ăn hàng ngày, mỗi bữa 1-2 tép nhỏ (nếu đang không bị viêm nặng). Ăn hoặc uống liên tục trong khoảng 3-6 tháng là khỏi hẳn bệnh xoang. Nếu đang bị viêm (hắt xì, chảy nước mũi) nên ăn hoặc uống liên tục trong ngày cho đến khi hết các triệu chứng này thì có thể giảm liều lượng xuống mức bình thường. Bài thuốc này cũng rất tốt để phòng ngừa và chữa trị bệnh cảm cúm. Tôi đã áp dụng rất thành công cho bản thân và người thân bài thuốc này. Chúc các bạn thành công!
THUỐC CHỮA VIÊM XOANG VIÊM MŨI TỐT NHẤT HIỆN NAY

VIÊM MŨI VIÊM XOANG CHỮA NƯỚC MUỐI BẰNG TỎI TỐT NHẤT

Trước đây có thời gian dài tôi cũng mắc bệnh này, tôi đã chữa nhiều nơi bằng cả đông và tây y nhưng đều không khỏi. Vô tình tôi đọc được kinh nghiệm trên báo Lao động và tôi đã làm thử như sau: buổi tối và buổi sáng (hoặc nhiều lần hơn) sau khi đánh răng pha 01 cốc nước muối ấm (hoặc mua chai nước muối sinh lý - trước khi làm thì ngâm cho ấm tay khoảng 20 đến 30 độ C tuỳ theo mùa đông hay mùa hè) sau đó lấy tay bịt một bên mũi và hít nước muối đó vào mũi, khi nước muối đã vào mũi và chảy xuống họng thì nhổ ra, mỗi bên mũi làm khoảng 5 đến 7 lần, sau đó xì hết nước mũi ra ngoài.
Các bạn nên kiên trì làm công việc này cũng như việc đánh răng hàng ngày, các bạn sẽ thấy mũi thông thoáng dễ chịu. Các bạn có thể làm càng lâu càng tốt (khoảng 2 năm liên tục) mùa đông cũng như mùa hè đều phải dùng nước ấm.
Sau thời gian kiên trì thực hiện giờ tôi đã khỏi hẳn bênh viêm xoang mà không cần phải dùng thuốc. Khi bạn bị cảm cúm cũng có thể sử dụng kinh nghiệm này mà không cần dùng thuốc nhỏ mũi. Chúc các bạn mau khỏi bệnh.
Bùi Phương Lan 

Tỏi có tinh chất sát khuẩn
http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html
Bạn đun sôi khoảng 50ml nước sôi cho 1/2 thìa cà phê muối. Chờ nước nguội khoảng 30-40 độ C thái mỏng vài tép tỏi bỏ vào.
Chờ nước nguôi hẳn dùng ống xilanh hút và bơm đều 2 mũi. Cách này rất hiệu quả vì tỏi có khả năng kháng sinh tốt. Ngày làm 2-3 lần khoảng 15 ngày và khỏi ngay. Chú ý lúc đầu hơi khó chịu nhưng về sau quen dần.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

VIÊM XOANG VIÊM MŨi CHỮA BẰNG NƯỚC MUỐI VÀ TỎI TỐT NHẤT

Đây là kinh nghiệm quý giành cho các bậc phụ huynh bị viêm xoang đặc biệt có con em đang bị viêm xoang tại nhà mình.
Bản thân tác giả đã từng bị viêm xoang kéo dài mười năm, việc chữa trị đã tiêu tốn rất nhiều tiền của gia đình. Chính vì vậy, tác giả càng thấm thía nỗi khổ và sự lo lắng của người bị viêm xoang.
Có hai loại viêm xoang, đó là viêm xoang cấp (điều trị nội khoa) và viêm xoang mạn tính (điều trị ngoại khoa). Viêm xoang cấp theo thứ tự thường gặp là: viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc. Viêm xoang trở thành mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xoang do răng. Viêm mạn tính liên quan đến sự biến đổi không phục hồi của niêm mạc.BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG HIỆU QUẢ NHẤT
http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html

Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra, có thể do tắm(nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, do dị vật ở mũi…, do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn. Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp như trên.
Như vậy, bản chất viêm xoang là do nhiễm khuẩn hoặc nhiểm virus, sau đó bội nhiễm và cơ thể phản ứng lại bằng cách xuất tiết các chất nhầy, lớp nhầy này đọng lại giữa các lớp xoang và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Đó chính là lý do việc điều trị bằng kháng sinh hoặc các thuốc đông dược không thể khỏi triệt để được viêm xoang, vì kháng sinh không thấm ra ngoài các ổ mủ giữa các xoang và các thuốc đông dược đường uống thì có tính kháng sinh yếu, chủ yếu là giảm xuất tiết hoặc giảm phù nề hay làm thông thoáng đường thở, do đó thường đánh lừa cảm giác là khỏi.
Điều trị viêm xoang
Từ kinh nghiệm của bản thân tác giả và từ thực tế sử dụng trên nhiều người cho thấy, có thể chữa bệnh viêm xoang dứt điểm bằng cách rất đơn giản như sau: rót khoảng 150ml nước đun sôi vào một cái ly sạch, cho một muỗng cà phê gạt muối tinh khuấy cho tan hết, chờ cho nhiệt độ hạ xuống còn khoảng 30 – 35 độ C thì thái lát 1 -2 tép tỏi đã bóc bỏ vào ly, khuấy một lúc và vớt hết miếng tỏi ra. Dùng xi lanh 5ml(bỏ đầu kim) hút đầy nước, ngửa mặt rồi bơm vào mũi, mỗi bên 5ml, hoặc nhúng mũi vào cốc nước và hít cho nước sặc trong mũi, sau đó ngửa mặt lên để cho nước chảy vào khoang mũi và xuống họng. Mỗi ngày làm như vậy(xông)3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần rửa 2 đến 3 lượt cho đến khi thông hẳn  mũi thì thôi.
Nếu bị viêm xoang quá nặng hoặc mới làm lần đầu thì hơi xót, tuy nhiên, sau đó tế bào niêm mạc phục hồi dần và thích nghi. Sau khoảng 1 phút sẽ xì ra rất nhiều mủ và làm thông thoáng hẳn đường thở. Kể cà các trường hợp viêm lâu năm hoặc rất nặng đều có thể khỏi chỉ sau 10 đến 15 ngày thực hiện các bước trên. Khi đi đường bụi hoặc lâu không rửa nếu thấy ngứa mũi thì lại làm như trên sẽ không bị viêm nữa và thông mũi. Trường hợp cảm cúm sẽ nhanh khỏi, nếu làm như trên. Biện pháp này có thể áp dụng cho cả trẻ em, tuy nhiên, cần chú ý lượng muối cho vào và tránh bơm quá mạnh.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

CHỮA BỆNH VIÊM XOANG KHÔNG TÁI PHÁT

Viêm xoang có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm Khi sổ mũi, nhức đầu…nhiều người chủ quan, xem thường mà không biết rằng đây là một trong những biểu hiện khởi đầu của bệnh viêm xoang. Bệnh tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng : mù mắt, viêm màng não, thậm chí tử vong…
Vậy làm thế nào để chữa bệnh viêm xoang mà không lo bị tái phát lần sau. Trang thông tin viêm xoang xin đưa ra những thông tin cần thiết để bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang và cách chữa bệnh này.

Thuốc đông y điều trị tận gốc
Nguy cơ từ nhiều phía
Viêm mũi xoang thường do điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, cơ địa yếu hoặc có thể do dị ứng với một tác nhân nào đó trong môi trường như bụi khói, phấn hoa, lông gà vịt… Bệnh cũng có thể do bị vẹo vách ngăn làm bít tắc lỗ thông xoang hoặc do viêm mũi kéo dài không được điều trị sớm. Ở trẻ em, viêm xoang thường do viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại, viêm VA hoặc amiđan.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như:
- Viêm xoang do răng (thường gặp ở người lớn do sâu răng hàm trên). Người bệnh cảm thấy đau nhức vùng má, nhức đầu, sổ mũi xanh và hôi. Bệnh này khi điều trị cần phải có sự kết hợp giữa chuyên khoa tai mũi họng và răng hàm mặt, đôi khi chỉ cần “bứng” ổ nhiễm khuẩn từ răng sâu là cải thiện đáng kể tình trạng viêm xoang vùng này.
- Viêm xoang do nấm: thường gặp ở người lớn với triệu chứng chung là nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu từ nhẹ đến dữ dội. Bệnh nhân không chảy mũi mà bị những cơn nhức đầu khủng khiếp hành hạ, choáng váng, không đi lại nổi, mờ mắt, buồn nôn… dễ lầm tưởng đến những bệnh viêm nhiễm vùng não. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi.
- Viêm xoang do dị ứng: đây là loại viêm xoang rất khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát, dễ trở thành bệnh mạn tính. Bệnh xảy ra do tiếp xúc với phấn hoa, bụi, hóa chất, thay đổi khí hậu. Bệnh này thường không cần dùng kháng sinh, chỉ cần dùng thuốc kháng dị ứng bằng đường uống hoặc xịt mũi.
- Viêm mũi xoang xuất tiết: thường gặp lúc giao mùa, do thời tiết, lúc đó sức đề kháng cơ thể không thích nghi kịp, thường gặp ở trẻ em. Loại Viêm xoang này thường nhẹ, chỉ cần dùng những liều thuốc cảm thông thường thì sẽ hết.

THUỐC TRỊ VIÊM XOANG TỐT NHẤT

Tìm hiểu về bệnh Viêm Xoang
Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính.

Các bài thuốc đông y rất tốt cho người bị viêm xoang
Viêm xoang theo thứ tự thường gặp là:
viêm xoang hàm,
viêm xoang sàng,
viêm xoang trán,
viêm xoang bướm,
viêm nhiều xoang một lúc
Nguyên nhân

Bệnh viêm xoang là là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm xoang thi rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau: 
1- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
2- Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
3- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
4- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
5- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
6- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
7. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
Trên đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh Viêm xoang, chúng ta biết được các nguyên nhân này để biêt cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
Triệu chứng
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
+ Xoang hàm: nhức vùng má.
+ Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
+ Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
+ Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
2. Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
3. Nghẹt mũi:Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Điếc mũi:
Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
Phòng ngừa

THUỐC TỐT CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng có thể gặp quanh năm nhưng những lúc thời tiết chuyển mùa bệnh thường xuất hiện nhiều hơn nhất là mùa nóng chuyển sang lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ chiếm nhiều hơn là ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu.do phản vệ của cơ thể khi có tác nhân kích thích từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, hóa chất… hay bên trong do ăn, uống, ngủ cơ thể phản vệ lại gây ra chảy mũi.
Vậy làm thế nào để trị viêm mũi dị ứng và cách trị như thế nào?http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/ xin đưa ra 1 số thông tin và cách chữa trị viêm mũi dị ứng đến bạn đọc.
Tùy trong từng trường hợp mà chúng ta có cách phòng và chữa bệnh khác nhau. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó gây cho người bệnh cảm giác khó chịu. Các bạn cũng nên chú ý với việc dùng thuốc nữa nhé.
Loại thuốc uống
Với loại thuốc uống này thì các bạn nên chú ý về liều lượng khi sử dụng thuốc nhé. Nhóm thuốc kháng histamin: Gọi đầy đủ là thuốc kháng histamin ở thụ thể H1. Thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, nhảy mũi, sổ mũi, chảy mũi, ngứa mắt nhưng không có tác dụng đối với nghẹt mũi.
Thuốc có 2 thế hệ: Thế hệ 1 (clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin) thông dụng nhưng có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón, khó tiểu và giảm tác dụng nếu dùng lâu dài; Thế hệ 2 (fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin) không gây buồn ngủ, thời gian tác dụng kéo dài nhưng đắt tiền. Một số thuốc thế hệ 2 bị nhiều nước cấm dùng là terfenadin, astemizol do gây rối loạn nhịp tim.
Nhóm thuốc cường giao cảm gây co mạch: Gồm ephendrin, pseudocphedrin, phenylpro-panolamin. Thuốc giúp thông mũi, chống phù nề nên trị nghẹt mũi tốt, thường được phối hợp với thuốc kháng histamin. Lưu ý thuốc gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, hồi hộp, run tay…
Nhóm thuốc corticosteroid (gọi tắt là corticoid): chỉ uống khi bị viêm mũi nặng và mạn tính. Cần dùng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn (5-7 ngày) do có nhiều tác dụng phụ (loãng xương, làm suy tuyến thượng thận…).
Ngoài các thuốc uống kể trên, bác sĩ chuyên khoa còn chỉ định thuốc kháng sinh (khi có nhiễm khuẩn).

Loại thuốc dùng tại chỗ (Nhỏ hoặc phun xịt vào mũi)
Với loại thuốc này thì có 2 dạng là nhỏ hoặc xịt vào mũi, các bạn nên xem mình thuộc trường hợp nào để dùng thuốc cho hợp lý. Thuốc co mạch nhỏ mũi: Chứa dược chất như naphtazolin, xylometazolin, oxymetazolin. Có tác dụng thông mũi tốt nhưng chỉ nhỏ mũi trong thời gian ngắn 7 ngày. Lý do dùng lâu bị quen thuốc, bị hiệu ứng “dội” phải tăng liều, nếu không tăng liều bị nghẹt mũi nặng hơn, đưa đến vòng lẩn quẩn gọi là “viêm mũi do thuốc”. Đối với trẻ nhỏ, không nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này vì có thể sẽ gây choáng, tím tái. Các bạn chú ý khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc, vì trẻ có hệ miễn dịch rất yếu nếu dùng thuốc không đúng liều lượng có thể khiến cho bệnh nặng hơn.

Thuốc corticoid xịt mũi: Chứa dược chất fluticason (Beconnase). Do cho tác dụng tại chỗ nên có lợi điểm: Tác dụng trực tiếp trên niêm mạc mũi-xoang mạn tính và phòng ngừa các cơn dị ứng (như dùng Flixonase xịt 2 cái/lần/ngày xịt vào sáng sớm có thể ngừa viêm mũi dị ứng cả ngày).
Thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9% (nước muối sinh lý): có tác dụng rửa mũi, giải tỏa dịch nhầy trong mũi, giúp thông thở và giảm sổ mũi. Nên dùng thuốc nhỏ mũi này cho trẻ nhỏ tuổi giúp thông, sạch mũi.
Một số lưu ý trong điều trị viêm mũi dị ứng