Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

VIÊM MŨI VIÊM XOANG CHỮA BẰNG TỎI

http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html
      cách chữa và phong tránh bệnh viêm xoang viêm mũi tốt nhất

Tỏi bóc vỏ, rửa sạch ăn sống hoặc giã nhỏ pha với nước đun sôi để nguội uống. Nồng độ càng cao thì hiệu quả càng nhanh (tùy khả năng chịu đựng của bạn) nhưng thông thường có thể ăn hàng ngày, mỗi bữa 1-2 tép nhỏ (nếu đang không bị viêm nặng). Ăn hoặc uống liên tục trong khoảng 3-6 tháng là khỏi hẳn bệnh xoang. Nếu đang bị viêm (hắt xì, chảy nước mũi) nên ăn hoặc uống liên tục trong ngày cho đến khi hết các triệu chứng này thì có thể giảm liều lượng xuống mức bình thường. Bài thuốc này cũng rất tốt để phòng ngừa và chữa trị bệnh cảm cúm. Tôi đã áp dụng rất thành công cho bản thân và người thân bài thuốc này. Chúc các bạn thành công!
THUỐC CHỮA VIÊM XOANG VIÊM MŨI TỐT NHẤT HIỆN NAY

VIÊM MŨI VIÊM XOANG CHỮA NƯỚC MUỐI BẰNG TỎI TỐT NHẤT

Trước đây có thời gian dài tôi cũng mắc bệnh này, tôi đã chữa nhiều nơi bằng cả đông và tây y nhưng đều không khỏi. Vô tình tôi đọc được kinh nghiệm trên báo Lao động và tôi đã làm thử như sau: buổi tối và buổi sáng (hoặc nhiều lần hơn) sau khi đánh răng pha 01 cốc nước muối ấm (hoặc mua chai nước muối sinh lý - trước khi làm thì ngâm cho ấm tay khoảng 20 đến 30 độ C tuỳ theo mùa đông hay mùa hè) sau đó lấy tay bịt một bên mũi và hít nước muối đó vào mũi, khi nước muối đã vào mũi và chảy xuống họng thì nhổ ra, mỗi bên mũi làm khoảng 5 đến 7 lần, sau đó xì hết nước mũi ra ngoài.
Các bạn nên kiên trì làm công việc này cũng như việc đánh răng hàng ngày, các bạn sẽ thấy mũi thông thoáng dễ chịu. Các bạn có thể làm càng lâu càng tốt (khoảng 2 năm liên tục) mùa đông cũng như mùa hè đều phải dùng nước ấm.
Sau thời gian kiên trì thực hiện giờ tôi đã khỏi hẳn bênh viêm xoang mà không cần phải dùng thuốc. Khi bạn bị cảm cúm cũng có thể sử dụng kinh nghiệm này mà không cần dùng thuốc nhỏ mũi. Chúc các bạn mau khỏi bệnh.
Bùi Phương Lan 

Tỏi có tinh chất sát khuẩn
http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html
Bạn đun sôi khoảng 50ml nước sôi cho 1/2 thìa cà phê muối. Chờ nước nguội khoảng 30-40 độ C thái mỏng vài tép tỏi bỏ vào.
Chờ nước nguôi hẳn dùng ống xilanh hút và bơm đều 2 mũi. Cách này rất hiệu quả vì tỏi có khả năng kháng sinh tốt. Ngày làm 2-3 lần khoảng 15 ngày và khỏi ngay. Chú ý lúc đầu hơi khó chịu nhưng về sau quen dần.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

VIÊM XOANG VIÊM MŨi CHỮA BẰNG NƯỚC MUỐI VÀ TỎI TỐT NHẤT

Đây là kinh nghiệm quý giành cho các bậc phụ huynh bị viêm xoang đặc biệt có con em đang bị viêm xoang tại nhà mình.
Bản thân tác giả đã từng bị viêm xoang kéo dài mười năm, việc chữa trị đã tiêu tốn rất nhiều tiền của gia đình. Chính vì vậy, tác giả càng thấm thía nỗi khổ và sự lo lắng của người bị viêm xoang.
Có hai loại viêm xoang, đó là viêm xoang cấp (điều trị nội khoa) và viêm xoang mạn tính (điều trị ngoại khoa). Viêm xoang cấp theo thứ tự thường gặp là: viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc. Viêm xoang trở thành mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xoang do răng. Viêm mạn tính liên quan đến sự biến đổi không phục hồi của niêm mạc.BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG HIỆU QUẢ NHẤT
http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html

Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra, có thể do tắm(nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, do dị vật ở mũi…, do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn. Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp như trên.
Như vậy, bản chất viêm xoang là do nhiễm khuẩn hoặc nhiểm virus, sau đó bội nhiễm và cơ thể phản ứng lại bằng cách xuất tiết các chất nhầy, lớp nhầy này đọng lại giữa các lớp xoang và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Đó chính là lý do việc điều trị bằng kháng sinh hoặc các thuốc đông dược không thể khỏi triệt để được viêm xoang, vì kháng sinh không thấm ra ngoài các ổ mủ giữa các xoang và các thuốc đông dược đường uống thì có tính kháng sinh yếu, chủ yếu là giảm xuất tiết hoặc giảm phù nề hay làm thông thoáng đường thở, do đó thường đánh lừa cảm giác là khỏi.
Điều trị viêm xoang
Từ kinh nghiệm của bản thân tác giả và từ thực tế sử dụng trên nhiều người cho thấy, có thể chữa bệnh viêm xoang dứt điểm bằng cách rất đơn giản như sau: rót khoảng 150ml nước đun sôi vào một cái ly sạch, cho một muỗng cà phê gạt muối tinh khuấy cho tan hết, chờ cho nhiệt độ hạ xuống còn khoảng 30 – 35 độ C thì thái lát 1 -2 tép tỏi đã bóc bỏ vào ly, khuấy một lúc và vớt hết miếng tỏi ra. Dùng xi lanh 5ml(bỏ đầu kim) hút đầy nước, ngửa mặt rồi bơm vào mũi, mỗi bên 5ml, hoặc nhúng mũi vào cốc nước và hít cho nước sặc trong mũi, sau đó ngửa mặt lên để cho nước chảy vào khoang mũi và xuống họng. Mỗi ngày làm như vậy(xông)3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần rửa 2 đến 3 lượt cho đến khi thông hẳn  mũi thì thôi.
Nếu bị viêm xoang quá nặng hoặc mới làm lần đầu thì hơi xót, tuy nhiên, sau đó tế bào niêm mạc phục hồi dần và thích nghi. Sau khoảng 1 phút sẽ xì ra rất nhiều mủ và làm thông thoáng hẳn đường thở. Kể cà các trường hợp viêm lâu năm hoặc rất nặng đều có thể khỏi chỉ sau 10 đến 15 ngày thực hiện các bước trên. Khi đi đường bụi hoặc lâu không rửa nếu thấy ngứa mũi thì lại làm như trên sẽ không bị viêm nữa và thông mũi. Trường hợp cảm cúm sẽ nhanh khỏi, nếu làm như trên. Biện pháp này có thể áp dụng cho cả trẻ em, tuy nhiên, cần chú ý lượng muối cho vào và tránh bơm quá mạnh.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

CHỮA BỆNH VIÊM XOANG KHÔNG TÁI PHÁT

Viêm xoang có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm Khi sổ mũi, nhức đầu…nhiều người chủ quan, xem thường mà không biết rằng đây là một trong những biểu hiện khởi đầu của bệnh viêm xoang. Bệnh tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng : mù mắt, viêm màng não, thậm chí tử vong…
Vậy làm thế nào để chữa bệnh viêm xoang mà không lo bị tái phát lần sau. Trang thông tin viêm xoang xin đưa ra những thông tin cần thiết để bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang và cách chữa bệnh này.

Thuốc đông y điều trị tận gốc
Nguy cơ từ nhiều phía
Viêm mũi xoang thường do điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, cơ địa yếu hoặc có thể do dị ứng với một tác nhân nào đó trong môi trường như bụi khói, phấn hoa, lông gà vịt… Bệnh cũng có thể do bị vẹo vách ngăn làm bít tắc lỗ thông xoang hoặc do viêm mũi kéo dài không được điều trị sớm. Ở trẻ em, viêm xoang thường do viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại, viêm VA hoặc amiđan.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như:
- Viêm xoang do răng (thường gặp ở người lớn do sâu răng hàm trên). Người bệnh cảm thấy đau nhức vùng má, nhức đầu, sổ mũi xanh và hôi. Bệnh này khi điều trị cần phải có sự kết hợp giữa chuyên khoa tai mũi họng và răng hàm mặt, đôi khi chỉ cần “bứng” ổ nhiễm khuẩn từ răng sâu là cải thiện đáng kể tình trạng viêm xoang vùng này.
- Viêm xoang do nấm: thường gặp ở người lớn với triệu chứng chung là nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu từ nhẹ đến dữ dội. Bệnh nhân không chảy mũi mà bị những cơn nhức đầu khủng khiếp hành hạ, choáng váng, không đi lại nổi, mờ mắt, buồn nôn… dễ lầm tưởng đến những bệnh viêm nhiễm vùng não. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi.
- Viêm xoang do dị ứng: đây là loại viêm xoang rất khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát, dễ trở thành bệnh mạn tính. Bệnh xảy ra do tiếp xúc với phấn hoa, bụi, hóa chất, thay đổi khí hậu. Bệnh này thường không cần dùng kháng sinh, chỉ cần dùng thuốc kháng dị ứng bằng đường uống hoặc xịt mũi.
- Viêm mũi xoang xuất tiết: thường gặp lúc giao mùa, do thời tiết, lúc đó sức đề kháng cơ thể không thích nghi kịp, thường gặp ở trẻ em. Loại Viêm xoang này thường nhẹ, chỉ cần dùng những liều thuốc cảm thông thường thì sẽ hết.

THUỐC TRỊ VIÊM XOANG TỐT NHẤT

Tìm hiểu về bệnh Viêm Xoang
Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính.

Các bài thuốc đông y rất tốt cho người bị viêm xoang
Viêm xoang theo thứ tự thường gặp là:
viêm xoang hàm,
viêm xoang sàng,
viêm xoang trán,
viêm xoang bướm,
viêm nhiều xoang một lúc
Nguyên nhân

Bệnh viêm xoang là là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm xoang thi rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau: 
1- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
2- Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
3- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
4- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
5- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
6- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
7. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
Trên đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh Viêm xoang, chúng ta biết được các nguyên nhân này để biêt cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
Triệu chứng
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
+ Xoang hàm: nhức vùng má.
+ Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
+ Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
+ Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
2. Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
3. Nghẹt mũi:Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Điếc mũi:
Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
Phòng ngừa

THUỐC TỐT CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng có thể gặp quanh năm nhưng những lúc thời tiết chuyển mùa bệnh thường xuất hiện nhiều hơn nhất là mùa nóng chuyển sang lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ chiếm nhiều hơn là ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu.do phản vệ của cơ thể khi có tác nhân kích thích từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, hóa chất… hay bên trong do ăn, uống, ngủ cơ thể phản vệ lại gây ra chảy mũi.
Vậy làm thế nào để trị viêm mũi dị ứng và cách trị như thế nào?http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/ xin đưa ra 1 số thông tin và cách chữa trị viêm mũi dị ứng đến bạn đọc.
Tùy trong từng trường hợp mà chúng ta có cách phòng và chữa bệnh khác nhau. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó gây cho người bệnh cảm giác khó chịu. Các bạn cũng nên chú ý với việc dùng thuốc nữa nhé.
Loại thuốc uống
Với loại thuốc uống này thì các bạn nên chú ý về liều lượng khi sử dụng thuốc nhé. Nhóm thuốc kháng histamin: Gọi đầy đủ là thuốc kháng histamin ở thụ thể H1. Thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, nhảy mũi, sổ mũi, chảy mũi, ngứa mắt nhưng không có tác dụng đối với nghẹt mũi.
Thuốc có 2 thế hệ: Thế hệ 1 (clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin) thông dụng nhưng có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón, khó tiểu và giảm tác dụng nếu dùng lâu dài; Thế hệ 2 (fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin) không gây buồn ngủ, thời gian tác dụng kéo dài nhưng đắt tiền. Một số thuốc thế hệ 2 bị nhiều nước cấm dùng là terfenadin, astemizol do gây rối loạn nhịp tim.
Nhóm thuốc cường giao cảm gây co mạch: Gồm ephendrin, pseudocphedrin, phenylpro-panolamin. Thuốc giúp thông mũi, chống phù nề nên trị nghẹt mũi tốt, thường được phối hợp với thuốc kháng histamin. Lưu ý thuốc gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, hồi hộp, run tay…
Nhóm thuốc corticosteroid (gọi tắt là corticoid): chỉ uống khi bị viêm mũi nặng và mạn tính. Cần dùng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn (5-7 ngày) do có nhiều tác dụng phụ (loãng xương, làm suy tuyến thượng thận…).
Ngoài các thuốc uống kể trên, bác sĩ chuyên khoa còn chỉ định thuốc kháng sinh (khi có nhiễm khuẩn).

Loại thuốc dùng tại chỗ (Nhỏ hoặc phun xịt vào mũi)
Với loại thuốc này thì có 2 dạng là nhỏ hoặc xịt vào mũi, các bạn nên xem mình thuộc trường hợp nào để dùng thuốc cho hợp lý. Thuốc co mạch nhỏ mũi: Chứa dược chất như naphtazolin, xylometazolin, oxymetazolin. Có tác dụng thông mũi tốt nhưng chỉ nhỏ mũi trong thời gian ngắn 7 ngày. Lý do dùng lâu bị quen thuốc, bị hiệu ứng “dội” phải tăng liều, nếu không tăng liều bị nghẹt mũi nặng hơn, đưa đến vòng lẩn quẩn gọi là “viêm mũi do thuốc”. Đối với trẻ nhỏ, không nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này vì có thể sẽ gây choáng, tím tái. Các bạn chú ý khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc, vì trẻ có hệ miễn dịch rất yếu nếu dùng thuốc không đúng liều lượng có thể khiến cho bệnh nặng hơn.

Thuốc corticoid xịt mũi: Chứa dược chất fluticason (Beconnase). Do cho tác dụng tại chỗ nên có lợi điểm: Tác dụng trực tiếp trên niêm mạc mũi-xoang mạn tính và phòng ngừa các cơn dị ứng (như dùng Flixonase xịt 2 cái/lần/ngày xịt vào sáng sớm có thể ngừa viêm mũi dị ứng cả ngày).
Thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9% (nước muối sinh lý): có tác dụng rửa mũi, giải tỏa dịch nhầy trong mũi, giúp thông thở và giảm sổ mũi. Nên dùng thuốc nhỏ mũi này cho trẻ nhỏ tuổi giúp thông, sạch mũi.
Một số lưu ý trong điều trị viêm mũi dị ứng

THÔNG XOANG TÁN NAM DƯỢC CÓ TỐT KHÔNG


Không như mọi năm, bệnh chỉ tái phát vào mùa đông, kể từ đầu hè đến nay, chị Hương Lan (Tây Hồ, Hà Nội) đã 2 lần phải đi khám và dùng kháng sinh liều cao do viêm xoang tái phát. Và theo chuyên gia hô hấp, hè bắt đầu là mùa của bệnh viêm xoang.
Có nhiều loại thuốc thông xoang
Sơ sểnh là bệnh
Chị Hương Lan vốn dĩ bị viêm xoang mãn tính từ hồi còn đi học và nhờ chú ý mang khẩu trang khi ra đường, vệ sinh mũi họng liên tục, tránh xa điều hòa kết hợp cùng với các đợt điều trị bài bản, bệnh đã thuyên giảm ít nhiều. Nhưng kể từ khi cơ quan chuyển về 1 tòa nhà khép kín thì không hè năm nào chị không phải ghé thăm bác sĩ tai mũi họng vài lần. Và lần nào cũng là 1 đợt kháng sinh liều cao kèm theo để thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau…
Khác với chị Hương Lan, chị Thúy Hằng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoàn toàn có thể chủ động điều khiển điều hòa nhiệt độ nếu cậu đồng nghiệp cùng phòng không đến. Vì cứ hôm nào đồng chí đó đến là xảy ra cuộc chiến tăng giảm nhiệt độ điều hòa trong phòng. Nhưng đến đợt nóng cao điểm đầu hè vừa rồi thì chị đành chịu thua, chọn cách ra khỏi phòng khi lạnh quá. Vậy mà cuối cùng vẫn hắt hơi, chảy nước mũi liên tục và cuối cùng là nghỉ nhà vì bệnh viêm xoang tái phát.

ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG NÊN DÙNG MÁY HAY DÙNG THUỐC


ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ DỨNG – NÊN DÙNG MÁY HAY DÙNG THUỐC?
Hiện có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị viêm mũi dị ứng, từ Đông, Tây kim cổ..cho tới các loại vacxin chuyên biệt. Hầu hết các phương pháp đều phải dùng đến thuốc, và đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều người. Bởi vì thời gian sử dụng thuốc khá dài nhưng không chắc phù hợp và khỏi bệnh. Cho nên, giải pháp đơn giản nhất mà không phải sử dụng thuốc là dùng máy điều trị viêm mũi dị ứng bằng tia hồng ngoại
Lựa chọn đúng phương pháp để đạt hiệu quả cao trong điều trị
Viêm mũi dị ứng là bệnh gây ra rất nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy không thực sự nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính và các bệnh khác về đường hô hấp.
Nấm mốc và phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng khó loại bỏ nhất
Hỏi ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn

Xin giải đáp một số thắc mắc xung quanh vấn đề này:
Bệnh viêm mũi dị ứng có thể chữa khỏi dứt điểm không?
Câu trả lời ở đây là có. Nhưng nhanh hay chậm, khỏi hay không khỏi lại phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn của bạn. Khi bệnh mới chớm, bạn nên sử dụng các phương pháp dân gian, phương pháp tự nhiên để điều trị. Không nên sử dụng thuốc kháng sinh ngay, và quan trọng là phải vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Bạn có thể tham khảo các phương pháp tự nhiên để điều trị viêm mũi dị ứng. Đồng thời,cũng nên kết hợp với máy điều trị viêm mũi dị ứng bằng tia hồng ngoại để có kết quả tốt nhất.
Nếu bạn không điều trị, bệnh có thể sẽ nặng lên theo từng mùa và dẫn đến viêm xoang, hen hoặc các bệnh hô hấp mạn tính. Khi đã chuyển thành viêm xoang, hen.. thì rất khó để chữa khỏi dứt điểm. Phương pháp tốt nhất để điều trị viêm xoang là nạo AV và sử dụng máy xông mũi họng. Bên cạnh đó, sử dụng các thiết bị vệ sinh để loại bỏ tác nhân gây dị ứng cũng rất cần thiết.

Nên dùng máy hay dùng thuốc để điều trị?

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

VÌ SAO VIÊM XOANG LÂU LÀNH

Có một điều cần lưu ý là hiện không thiếu thuốcchữa viêm xoang nhưng rất nhiều trường hợp viêm xoang cấp sau đó chuyển sang thể viêm xoang mãn tính với đủ loại hậu quả nhiêu khê, gây ảnh hưởng bất lợi trên sức đề kháng của bệnh nhân. Đó là chưa kể đến gánh nặng tài chính vì tình trạng nay đau mai yếu gây trở ngại cho lao động, học tập.

liệu pháp điều trị bệnh viêm xoang
Đáng nói hơn nữa là phần lớn bệnh nhân đã được điều trị với nhiều loại thuốc, thậm chí thường khi với thuốc kháng sinh đời mới đắt tiền, ấy thế mà không riêng gì ở nước mình, ngay cả ở các quốc gia đã có nền y tế với cấu trúc và hiệu năng ổn định những viêm xoang mãn từ viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng mãn, viêm nha chu, viêm tai giữa… vẫn là vấn đề nhức nhối của cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc.

Lý do là vì phần đông bệnh nhân, kể cả không ít thầy thuốc, vẫn tưởng hễ có thuốc là xong việc. Đó là chưa kể đến trường hợp thầy thuốc theo quan niệm muốn chống viêm chỉ cần thuốc kháng viêm.

Trên thực tế, liệu pháp điều trị bệnh viêm xoang, theo kiểu nào cũng thế, nếu muốn đạt hiệu quả tối đa, cần được hỗ trợ bằng một số biện pháp sau đây:

- Uống tối thiểu hai lít nước trong ngày bằng cách uống đều đặn mỗi giờ. Đừng quên là muốn tống khứ đàm nhớt ứ đọng và gắn chặt như keo trong xoang thì trước hết phải pha loãng.

- Tăng lượng kẽm dự trữ vì cơ thể thường thiếu khoáng tố này trong lúc viêm tấy. Nên nhớ là vết thương khó lành nếu thiếu kẽm. Cũng đừng quên kẽm là nhân tố sinh học cần thiết cho tác dụng tối ưu của nhiều loại thuốc kháng sinh. Nhờ kẽm mà liều thuốc trung bình có được tác dụng cực đại.

- Đừng chỉ dựa vào thuốc kháng sinh với hóa chất tổng hợp mà nên cùng lúc áp dụng hoạt chất kháng sinh thiên nhiên trong dâu tây, củ hành, gừng… thay vì vội vã nuốt thuốc kháng sinh bất kể bài bản để rồi vô tình tiếp tay cho hiện tượng lờn thuốc.

- Tiếp tế cho cơ thể sinh tố C nhiều hơn bình thường để yểm trợ hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời bổ sung tiền sinh tố A, nhân tố cần thiết để bảo vệ cấu trúc khỏe mạnh của da niêm (chẳng hạn với khoai lang ta, đu đủ, bí rợ…).

- Một trong các cơ quan phải tăng năng suất làm việc trong lúc xoang đang bị viêm là tuyến thượng thận. Tuyến này lại chỉ được việc nếu cơ thể đừng thiếu canxi. Chế độ dinh dưỡng dồi dào canxi trong lúc viêm xoang là biện pháp khéo léo để cơ thể đừng hết pin quá sớm trong cuộc chạy đua chống bệnh.

Chữa viêm xoang mà chỉ cậy vào thuốc kháng sinh thì không có gì lạ nếu xoang lâu lành, nếu bệnh dễ tái phát. Hiểu thêm cách hỗ trợ cho thuốc chính là đòn bẩy để phác đồ điều trị có tác dụng nhanh, mạnh và toàn diện. Nói cách khác, thầy thuốc có thể nhờ đó mà đơn giản hóa liệu pháp và thu ngắn liệu trình. Người bệnh nào muốn gì hơn!


VIÊM XOANG TRẺ EM CŨNG DỄ MẮC


Niêm mạc mỏng manh của mũi bé rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân như vi khuẩn, lông thú nhồi bông, khói bụi từ môi trường … nếu không điều trị sớm và đúng cách, trẻ dễ bị bệnh viêm xoang.
VIÊM XOANG TRẺ EM CŨNG DỄ MẮC
điều trị viêm xoang
Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng, bệnh xoang chỉ có người lớn mắc phải, còn trẻ thì không. Tuy nhiên, thực tế bệnh này ngày càng phổ biến, nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ dễ mắc viêm xoang mũi mạn tính để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguyên nhân khiến trẻ bị tử vong nếu bị… áp-xe mắt.

Dễ bỏ qua

Cô con gái 7 tuổi nhà chị Hương từ nhỏ vốn hay bị viêm đường hô hấp trên. Cách vài tháng lại bị sốt, ho, sổ mũi, thậm chí có những đợt thò lò mũi xanh đặc, phải dùng kháng sinh liều cao. Gần đây, thấy cháu hay kêu đau đầu, chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) mới đưa con đi khám và chụp X-quang vùng mặt.

Nghe bác sĩ thông báo con bị bệnh viêm xoang, chị còn tưởng mình nghe nhầm. “Trẻ nhỏ thì làm sao bị xoang được. Hồi nhỏ, cháu hay bị viêm đường hô hấp trên, cách vài tháng lại sốt, ho, sổ mũi. Tôi nghĩ thế cũng bình thường, trẻ con đứa nào chẳng thế”, chị Hương cho biết. Nhưng dù chị đưa con đến mấy bệnh viện để kiểm tra thì kết quả vẫn thế.

VIÊM XOANG HÀM DO BỆNH RĂNG

Viêm xoang hàm là tình trạng viêm niêm mạc xoang, không có tổn thương xương. Bệnh thường gặp ở người lớn do nhiễm khuẩn quanh cuống răng, nang chân răng làm mủ vỡ vào xoang, biến chứng của răng nanh hoặc răng khôn mọc ngầm, tai biến do nhổ răng…

Bệnh viêm xoang có thể biểu hiện dưới 3 thể.

Bệnh về răng có thể gây viêm xoang!!!
Viêm mủ xoang hàm do răng: Bệnh cảnh giống viêm xoang cấp như đau mặt âm ỉ, sốt, người bệnh ngửi thấy mùi thối, chảy mủ từ lỗ mũi bên xoang bị bệnh. Niêm mạc xoang sẽ bị viêm và một thời gian sau xoang hàm có thể bị viêm mạn tính.

Viêm xoang hàm cấp: Nguyên nhân thường do viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.

Viêm xoang hàm mạn: Thường do những nguyên nhân như viêm mũi xoang, viêm xoang cấp mạn tính hóa, ổ nhiễm khuẩn răng không được điều trị tốt, viêm xoang trán hay xoang sàng mạn lan xuống… Người bệnh đôi khi mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ màu vàng xanh bên bị bệnh, chảy nhiều vào buổi sáng sớm, ngửi thối làm cho người bệnh buồn nôn, đau ít hơn viêm xoang cấp, thường tắc mũi bên xoang bệnh. Có thể viêm thanh quản, viêm họng, tiêu chảy… do nuốt phải mủ và các biến chứng khác như viêm xoang sàng, xoang trán, áp-xe hố mắt, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang, đau răng.

Việc điều trị tùy theo từng thể bệnh. Đối với viêm xoang cấp, cần dùng kháng sinh, sát khuẩn mũi. Nếu sau vài ngày vẫn còn viêm xoang thì chọc rửa xoang bằng dung dịch kháng sinh. Đối vớiviêm xoang mạn, cần nhổ răng nguyên nhân gây viêm xoang, sau đó bơm rửa xoang qua đường mũi. Nếu sau nhiều lần bơm rửa mà bệnh vẫn không khỏi thì mổ nạo xoang triệt để.

Để dự phòng viêm xoang hàm do răng, phải kiểm tra và điều trị có hệ thống những răng hàm trên bị thương tổn và nghi ngờ. Nếu xoang bị hở khi nhổ răng, phải điều trị kháng sinh và tránh những động tác không cần thiết làm bệnh nặng thêm. Nếu một chân răng bị đẩy vào xoang, cần lấy ra ngay hoặc đục mổ xoang để lấy, phối hợp với dùng kháng sinh.


BS Trịnh Thu Hà
Sức Khỏe & Đời Sống

TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM XOANG

Viêm xoang có khi rất khó phát hiện, nhưng có khi lại rất dễ phát hiện. Định bệnh viêm xoang dựa trên triệu chứng của bệnh, dựa trên Xquang và dựa trên kết quả xét nghiệm tìm vi khuẩn.

TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM XOANG
Chữa Bệnh Viêm Xoang Ở Đâu là Hiệu Quả
A. Triệu chứng
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo vị trí xoang bị viêm:
Xoang hàm: nhức vùng má.
Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy mũi:
Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau, chảy vào họng.
3. Nghẹt mũi:
Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Xquang
Xquang cổ điển, rẻ tiền, dễ định bệnh trong trường hợp viêm nặng. Khó định bệnh trong trường hợp trung bình và nhẹ vì trong tư thế này có khá nhiều hình ảnh giả.
Xquang cắt lớp điện toán (CT) tốn kém nhưng rất chính xác từ ly một.
Tìm vi khuẩn
Lấy dịch trong xoang viêm (khó), tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.
B. Biến chứng bệnh viêm xoang
Biến chứng gần: vi khuẩn lan chung quanh
- Viêm thị thần kinh
- Viêm họng, viêm amiđan.
- Viêm thanh quản, phế quản phế viêm.
- Rối loạn tiêu hóa.
Biến chứng xa: vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng.
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng huyết.

( chữa viêm xoang – điều trị viêm xoang – viêm xoang mãn – trị viêm xoang – viêm mũi dị ứng –bệnh viêm xoang )

CHỮA VIÊM XOANG Ở ĐÂU HIỆU QUẢ NHẤT


Thời tiết chuyển mùa khiến nhiều người mắc bệnh viêm xoang. Theo các chuyên gia y tế, những phiền toái của căn bệnh này có thể được tiên liệu bằng những cách đơn giản theo phương pháp Đông y mà không cần dùng thuốc.
Có thể viêm não, suy thận vì viêm xoang

Theo BS Phi Thái Hà, Khoa Tai – Mũi- Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh viêm xoang do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ thể… Bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa.

CHỮA VIÊM XOANG Ở ĐÂU HIỆU QUẢ NHẤT
viêm xoang trong Đông y gọi là “vị uyên”
Đặc trưng của viêm xoang dị ứng là luôn đi kèm viêm mũi hoặc nếu đã viêm xoang rồi thì chắc chắn mũi sẽ viêm hoặc viêm mũi giai đoạn đầu và sau đó là viêm mũi xoang. Nếu không điều trị kịp thời và đúng hướng, bệnh khó dứt và dai dẳng, để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây viêm não, suy thận, viêm võng mạc dẫn tới mù mắt thậm chí tử vong.

Người bị bệnh tim mạch, hen suyễn không nên tắm nước lạnh chữa viêm xoang Chữa viêm xoang bằng phương pháp tắm nước lạnh cũng có tác dụng lâu dài, rất hiệu quả, được nước Nga nghiên cứu. 70% bệnh nhân tới phòng khám đã khỏi được bằng phương pháp tắm nước lạnh trong suốt mùa đông. Nhưng với người bị bệnh tim mạch, hen suyễn thì không nên dùng phương pháp này vì sẽ làm co động mạch chủ gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

viêm xoang trong Đông y gọi là “vị uyên”. Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp).
Ở trẻ em, viêm xoang thường gây sốt cao, dịch mũi chảy ra thường đục, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu và chảy với số lượng nhiều, có mùi hôi. Người bệnh thường xuyên ngạt, tắc mũi, ngứa mũi, chất tiết mũi trở nên đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và đau họng.
Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt… Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập, ấn thấy đau phía dưới mắt.
Trong thời gian này, người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và sinh hoạt, thường ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh cũng rất dễ tái phát.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

BỊ VIÊM XOANG CÓ NÊN DÙNG THUỐC NHỎ MŨI


Dùng tới 1.000 lọ Naphazolin!?

Cháu N.V. T 10 tuổi (Quảng Ninh) đến phòng khám TMH bệnh viện đa khoa Hồng Hà vì ngạt mũi. Mẹ cháu cho biết cháu đã dùng tới trên 1.000 lọ Naphazolin, kết quả là hiện nay, mũi cháu không thở được nếu không có Naphazolin.

Còn cháu N.H. L, 3 tuổi (Hà Nội) đến khám vì ngạt, tắc mũi và chảy mũi xanh mùi hôi. Trong 3 năm qua, mỗi khi L bị ngạt mũi là mẹ cháu mua Otrivin nhỏ. Thời gian đầu, thuốc có tác dụng tốt, cháu rất dễ thở nhưng thời gian gần đây, việc nhỏ mũi không mang nhiều hiệu quả, chị mới đưa con đi khám thì phát hiện con bị bệnh viêm xoang.
BỊ VIÊM XOANG CÓ NÊN DÙNG THUỐC NHỎ MŨI
Thuốc nhỏ mũi: Càng dùng càng hại
TS Dinh cảnh báo, các loại thuốc nhỏ mũi gây co mạch như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, Oxymetazolin… ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người. Bệnh nhân vô tư nhỏ thuốc mỗi lần thấy mũi khịt khịt, tắc mũi, thời gian sử dụng thường từ nhiều tháng đến vài năm mà không lường được những hậu quả sau này.

“Nhiều bà mẹ rất thích dùng những loại thuốc này vì nó có tác dụng tức thì. Trẻ khi bị nghẹt mũi được nhỏ thuốc thở sẽ dễ dàng hơn, và mũi thông được từ 6 – 10 tiếng. Tuy nhiên, sau tác dụng của thuốc giảm dần, nếu vẫn dùng liều ban đầu sẽ không có hiệu quả. Do vậy, bệnh nhân sẽ phải tăng liều hoặc thay bằng thuốc mạnh hơn”, TS Dinh nói.

Thuốc nhỏ mũi chỉ giải quyết phần “ngọn”

Khi viêm, cuốn mũi có thể nở to ra, chèn ép toàn bộ khe thở, gây hiện tượng ngạt tắc mũi. Đây cũng là lý do khiến nhiều bà mẹ dùng thuốc co mạch để giúp con thông mũi. Họ không biết, các thuốc co mạch chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng, không phải là thuốc điều trị chữa viêm xoang, không giải quyết tận gốc cơ chế sinh bệnh.

Nếu dùng thuốc này trong thời gian lâu hoặc nhiều lần, không những không giảm ngạt mũi mà còn dẫn đến ngạt mũi nhiều hơn trước khi dùng thuốc. Vì thuốc làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi, làm hư hệ thống màng nhầy – lông chuyển, nên đáp ứng của niêm mạc mũi đối với thuốc ngày càng giảm, tạo nên “bệnh viêm mũi do thuốc ngạt mũi kéo dài.

PHÂN BIỆT BỆNH VIÊM MŨI VÀ VIÊM XOANG

Thưa bác sĩ, em muốn hỏi làm thế nào để phân biệt được bệnh viêm mũi dị ứng với bệnh viêm xoang? Em rất hay bị ngứa mũi, chảy nước mũi đặc biệt là khi ngủ dậy hay bị chảy nước mũi và hắt xì hơi liên tục. Tuy nhiên nước mũi của em trong và loãng không có mùi. Em xin cảm ơn! (Ngô Thị Thuý Hà)

Trả lời:
Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mãn tính. Việc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay đối với cả Đông và Tây y đều rất khó khăn, hầu như chỉ có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu trong một thời gian nhất định, bệnh sẽ lại tái phát lại khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, khoa học, giúp bạn xác định chính xác về bệnh của mình, tránh nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang mãn tính để từ đó có phương hướng điều trị hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng bản chất của nó chính là sự phản ứng miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mùi lạ…Các tác nhân kích thích gây dị ứng có thể xâm nhập theo các đường: hít thở, ăn uống, hoặc qua da.

Như vậy chúng ta có thể thấy bệnh viêm mũi dị ứng phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương…như viêm xoang mãn tính mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng có người hoàn toàn không việc gì.

Do phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên bệnh viêm mũi dị ứng thường mang yếu tố di truyền, người bị viêm mũi dị ứng được coi là người có cơ địa dị ứng.

Viêm mũi dị ứng cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người: như khi sức khoẻ kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn…cũng dễ bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ chuẩn đoán, có thể căn cứ vào một số triệu chứng sau:

+ Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài,không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.

+ Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi.

+ Ngạt mũi: Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng.

+ Chụp Xquang cũng không cho hình ảnh rõ rệt ( khác với bệnh viêm xoang mãn tính sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ ).

Người bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chụi tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn người bệnh có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.

Diễn biến của bệnh viêm mũi dị ứng có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc theo vùng miền… Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài và liên tục có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính hoặc pôlip mũi – xoang.

Lưu ý: Các trường hợp viêm xoang mãn tính hoặc pôlip xuất phát từ dị ứng mũi xoang thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Xuất phát từ việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, chúng ta chỉ có thể đưa ra một số lưu ý giúp người bệnh giảm bớt, hạn chế bệnh:

+ Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng: Giảm, tránh bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, mùi lạ, không hút thuốc lá, đặc biệt phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi về sáng hoặc mùa lạnh…

+ Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng, hy vọng các kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn.

Để biết được chính xác bệnh của mình, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để có sự chẩn đoán và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa!

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo – không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Ý KIẾN CHUYÊN GIA TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG

Bênh Viêm xoang là bệnh khá phổ biến ở nước ta, bệnh thường kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Chương trình “Sức khỏe cho mọi người” phát sóng trên VTV2 – đài truyền hình Việt Nam ngày 15 tháng 08 năm 2010 với nội dung tìm hiểu về bệnh viêm xoang và sự góp mặt của PGS- TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai mũi họng Trung Ương đã nhận được sự quan tâm của nhiều quý vị khán giả. Để giúp cho người bệnh có thêm những kiến thức bổ ích trong phòng và điều trị chữa viêm xoang, chúng tôi xin tóm tắt những ý kiến của các chuyên gia xung quanh vấn đề này


Điều trị đúng có thể cải thiện hiệu quả
Vì đâu ta bị viêm xoang?

Xoang là những khoang rỗng nằm trong khối xương sọ mặt. Các xoang có chức năng làm nhẹ khối xương sọ, làm ấm, làm ẩm và lọc không khí đi vào khoang mũi. Các xoang đều có đường thông vào hốc mũi. Xoang bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn

Mọi tác nhân gây phù nề trong xoang hay cản trở dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều có thể gây viêm xoang. Thường gặp nhất là do vi khuẩn. Hầu hết trong cơ thể mỗi chúng ta đều có hàng triệu vi trùng cư trú trong đường hô hấp trên, những vi trùng này vô hại, nhưng khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm hoặc dẫn lưu xoang bị cản trở do cảm lạnh nhiễm siêu vi và một số nguyên nhân khác, vi khuẩn sẽ phát triển gây ra viêm xoang.

Dị ứng có thể gây viêm xoang. Sử dụng thuốc xịt thông mũi quá nhiều, hút thuốc lá, bơi lặn cũng làm tăng nguy cơ viêm xoang. Người bị polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi cản trở dẫn lưu xoang cũng dễ viêm xoang. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

Dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm

Theo bác sỹ Dinh để điều trị viêm xoang hiệu quả thì nhận biết bệnh sớm là rất quan trọng. Đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm xoang. Tuỳ thuộc vị trí xoang bị viêm mà vị trí đau thay đổi: đau vùng trán, đau vùng má hay hàm trên, đau sau hốc mắt, đau ở đỉnh đầu. Cơn đau tăng khi bệnh nhân nghiêng người về phía trước. Bệnh nhân cũng thường bị nghẹt mũi, chất tiết mũi trở nên đặc và đục, ho vì nước mũi chảy xuống họng gây ngứa. Tuỳ theo tình trạng viêm mà bị nghẹt một hay cả hai bên mũi, nghẹt từng lúc hay liên tục, có khi mất khứu giác. Người bệnh có thể sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau răng, ngủ không yên giấc…

Điều trị đúng có thể cải thiện hiệu quả

TÁI PHÁT BỆNH VIÊM XOANG SAU KHI MỔ


Những bệnh nhân bị tái phát viêm xoangsau mổ ngoài nguyên nhân thuộc về thao tác phẫu thuật, thời tiết… còn do không bỏ được thuốc lá.
Tùy cơ địa mỗi bệnh nhân, viêm xoang có thể tái phát sớm hay muộn, thông thường là một năm sau khi mổ với những biểu hiện như tiết chất nhầy, sổ mũi, nhức đầu, sốt nhẹ.
89% bệnh nhân tái phát sau mổ

Đây là lần thứ tư trong năm, anh C. 32 tuổi bị tái phát viêm xoang sau khi mổ. Các bác sĩ cho biết, bệnh tái phát do cơ địa bệnh nhân luôn nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết nhưng lại không tái khám thường xuyên để ngừa bệnh.


TÁI PHÁT BỆNH VIÊM XOANG SAU KHI MỔ
người bệnh sau khi mổ viêm xoang phải bỏ thuốc lá
Bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, khuyến cáo, bệnh viêm xoang tái phát sau mổ thường do bệnh nhân không chịu bỏ thuốc lá, không đeo khẩu trang, dị ứng với môi trường ô nhiễm, khí thải từ các nhà máy và do thay đổi thời tiết. Chính những yếu tố này đã làm hệ thống luân chuyển chất nhầy của mũi bị hư hại. Bụi bặm, vi khuẩn không được tống ra ngoài khiến viêm xoang tái phát. Do đó, việc chăm sóc sau mổ có tầm quan trọng không thua gì kỹ thuật mổ.

Bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y dược TP HCM, cho biết viêm xoang dễ tái phát sau mổ còn do kỹ năng của bác sĩ trong quá trình mổ làm tắc lỗ thông xoang, sẹo dính, sót mỏm móc, sót tế bào viêm, nấm xoang, mở hụt lỗ thông, vẹo vách ngăn… Do đó, sau khi mổ, bệnh nhân phải đến tái khám để phòng ngừa những rủi ro này. Tuy nhiên, người bệnh thường sợ đau, khó khăn về kinh tế, xa nơi phẫu thuật nên không tuân thủ lịch khám. Bệnh nhân không tái khám còn do bác sĩ không giải thích về sự cần thiết của việc chăm sóc định kỳ sau mổ. Đó là lý do có đến 89% bệnh nhân bị tái phát bệnh sau khi mổ viêm xoang.

Phải bỏ thuốc lá

VIÊM XOANG CÓ THỂ GÂY MÙ MẮT

Bệnh viêm xoang – Rất nhiều người giảm thị lực, thậm chí mù đột ngột mà không biết rằng đó là biến chứng của viêm mũi xoang. Do nằm gần nhau nên tình trạng viêm nhiễm ở mũi xoang ảnh hưởng rất lớn tới mắt.

Hốc mắt được bao bọc bởi hệ thống các xoang mặt. Đáy của xoang trán là trần ổ mắt; thành trên của xoang hàm cấu tạo nên bờ dưới ổ mắt; mũi ngăn cách với ổ mắt bởi một vách xương rất mỏng; còn khối bên xoang sàng ở ngay liền cạnh mắt. Do có những liên quan chặt chẽ về mặt cấu trúc nên những viêm nhiễm từ mũi xoang có thể gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và rút lui nhanh chóng. Sau khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt… Nếu dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tích của xoang vẫn tiến triển.
VIÊM XOANG CÓ THỂ GÂY MÙ MẮT
cần đi khám ngay khi bắt đầu có những triệu chứng của viêm mũi xoang

Các biến chứng khác ở mắt do viêm xoang:

Áp xe mí mắt: Là biến chứng của những viêm xoang mạn tính đợt cấp. Áp xe có thể khu trú ở mí trên (viêm xoang trán, xoang sàng) hay mí dưới (xoang hàm). Mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau. Rãnh giữa mí và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp đỏ và nề, nhãn cầu di động bình thường. Độ 4-5 hôm, túi mủ sẽ vỡ ra ở 1/3 trong của mí mắt.

Viêm túi lệ: Xương lệ vừa mỏng lại vừa có những lỗ thông với xoang và mũi nên rất dễ bị viêm. Da vùng góc trong ổ mắt sưng và đỏ, hiện tượng này lan ra mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân sốt và đau nhức nhiều, khoảng 3-4 hôm túi mủ tự vỡ, chỗ vỡ có thể tự liền hoặc thành lỗ rò chảy nước và túi lệ bị viêm mạn tính.

Viêm tấy ổ mắt: Viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân thấy đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu. Mắt sưng húp, lồi và không di động được, sưng lan cả lên vùng thái dương.

Viêm dây thần kinh thị giác (dây thần kinh chi phối mắt): Thường là do viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Thị lực của bệnh nhân tự nhiên giảm sút đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc để lại những di chứng về sức nhìn. Trong những trường hợp này, biểu hiện bệnh xoang lại rất mờ nhạt: không ngạt mũi, không sổ mũi, ít khi nhức đầu. Khám xoang chỉ thấy ít mủ hoặc chất xuất tiết nhầy từ khe trên chảy xuống họng.

Ở trẻ em, viêm xoang cấp gây những biến chứng nặng nề như viêm xoang sàng xuất ngoại (mủ chảy ra ngoài làm thành túi mủ ở góc trong ổ mắt) hoặc cốt tủy viêm xương hàm trên (sưng phồng ở phần má, dưới ổ mắt), đôi khi dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Để tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, người bệnh cần đi khám ngay khi bắt đầu có những triệu chứng của viêm mũi xoang; tuyệt đối chữa viêm xoang theo đúng hướng dẫn của các thầy thuốc tai mũi họng.

ThS Phạm Bích Đào, Sức Khỏe & Đời Sống


Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

BỆNH VIÊM XOANG KHÔNG CHỈ NGUY HIỂM Ở XOANG

“Nguy hiểm ở chỗ đối với bệnh nhân viêm xoang mãn tính, biểu hiện bệnh có khi lại trên các cơ quan khác”

BỆNH VIÊM XOANG KHÔNG CHỈ NGUY HIỂM Ở XOANG
PGS- TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc bệnh viện Tai- Mũi- Họng Trung Ương
Thưa PGS-TS Dinh, xin bà cho biết viêm xoang được chia làm mấy loại? Và dấu hiệu để nhận biết mỗi loại? Viêm xoang thường được chia làm 2 loại là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính. Biểu hiện trong viêm xoang cấp tính rất rõ rệt với 3 triệu chứng điển hình là đau nhức vùng đầu trán, chảy nước mũi và nghẹt mũi. Đồng thời trong giai đoạn cấp cơ thể có thể sốt, mệt mỏi. Viêm xoang mãn tính thì khác. Các triệu chứng trên không biểu hiện “mạnh mẽ” như giai đoạn cấp nhưng lại vô cùng dai dẳng và khó chịu. Có những bệnh nhân mắc viêm xoang tới 10, 20 năm mà bệnh cũng không “buông tha”. Bệnh nhân mắc viêm xoang mạn tính thường tiến triển từ giai đoạn cấp tính.

Tại sao bệnh viêm xoang mũi lại dễ tiến triển từ cấp tính thành mạn tính?

Có 2 nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất là do chậm trễ trong việc điều trị viêm xoang. Các biểu hiện ban đầu của viêm xoang dễ nhầm với cảm cúm thông thường nên phương pháp điều trị không đúng. Nguyên nhân thứ hai là do việc điều trị bệnh chưa triệt để. Giai đoạn cấp tính có thể qua nhưng khi có điều kiện thuận lợi như tiếp xúc nhiều với khói bụi, thời tiết thay đổi, bệnh thường tái phát rồi chuyển thành mạn tính. Nguy hiểm ở chỗ bệnh nhân mắc viêm xoang mạn tính có khi biểu hiện bệnh lại trên các cơ quan khác.

“Biểu hiện bệnh trên cơ quan khác” là sao?

Biểu hiện của viêm xoang lâu năm thường không điển hình. Cơn đau đầu trán không nhức nhối đến ám ảnh, sợ hãi nhưng “nó” âm ỉ và dai dẳng. Một đặc điểm chung là những bệnh nhân này thường gặp những bệnh dường như chẳng “liên quan” gì tới viêm xoang. Dịch tiết ra từ các xoang gây ảnh hưởng đến cơ quan lân cận như mắt, tai, họng… Người bệnh có biểu hiện ù tai, khả năng nghe giảm; viêm họng mạn tính; viêm thanh quản, mất tiếng… 

Là một bác sỹ giỏi, lâu năm trong nghề, bà có thể cho bệnh nhân lời khuyên về phương pháp điều trị?Đối với viêm xoang cấp tính, tôi chỉ có một lời khuyên. Đó là đừng để bệnh chuyển thành mạn tính. Trong giai đoạn cấp, sử dụng thuốc Tây y để giảm nhanh triệu chứng khó chịu là rất đúng nhưng chưa đủ. Song song với điều trị bằng Tây y, bệnh nhân nên kết hợp phương pháp Đông y để ngăn ngừa tái phát. Thuốc thảo dược có ưu điểm là an toàn, dễ kết hợp. Với bệnh nhân đã mắc viêm xoang lâu năm, nếu có biểu hiện trên cơ quan khác cần đi khám để tìm chính xác nguyên nhân của bệnh, để có phương pháp điều trị đúng. Thuốc thảo dược bao giờ cũng là thế mạnh đối với điều trị bệnh mạn tính. Nhưng thuốc thảo dược chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn và được thử nghiệm lâm sàng tại bênh viện uy tín.

(Nguồn Dantri.com.vn)