Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

CÁCH CHỮA VIÊM XOANG NHANH NHẤT

Hiện nay có nhiều người bị bệnh viêm xoang. Triệu chứng của bệnh này gây rất nhiều phiền phức trong học tập cũng như trong giao tiếp xã hội. Có nhiều người muốn biết nguyên do của bệnh này và cách trị liệu ra sao.

I. Xoang là gì? Chức năng của xoang
A. Xoang là gì?
Mặt và sọ gồm có nhiều khối xương tiếp với nhau. Nếu các khối xương này đều đặc, thì đầu rất nặng, gây khó khăn trong di chuyển. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hóa đã tạo ra những lổ trống trong lòng các xương. Những lổ trống này được gọi là xoang. Các xoang này lớn nhỏ tùy theo chỗ. Đặc biệt là các xoang đều có lổ thông vào mũi. Có tất cả 5 loại xoang, chia làm nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.
1. Các xoang trước: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.
a. Xoang hàm: có 2 xoang ở 2 bên má giống nhau, đổ ra phía trước mũi.
b. Xoang trán: có 2 xoang dính liền nhau và không bắt buộc giống nhau, đổ ra phía trước mũi.
c. Xoang sàng trước: gồm nhiều xoang li chi, chiếm đường giữa, kích thước không giống nhau ở vùng giữa 2 mắt. Các xoang này cũng đổ ra phía trước mũi.

2. Các xoang sau:
a. Xoang sàng sau: gồm nhiều xoang chi li ở đường giữa, sát phía sau xoang sàng trước, kích thước không giống nhau. Các xoang này đổ ra phía sau mũi.
b. Xoang bướm:gồm 2 xoang sát bên nhau chiếm đường giữa, sau xoang sàng sau. Không bắt buộc 2 bên giống nhau. Xoang này đổ ra phía sau mũi.

Tất cả các lổ trống mà ta gọi là xoang đều bao bởi niêm mạc, và chứa toàn không khí. Xoang chỉ bình thường khi lổ thông vào mũi không bị nghẽn. Niêm mạc chứa nhiều lông chuyển giống như cây chổi, lùa dần chất dơ trong xoang ra tận hốc mũi, qua lổ thông mũi xoang.

B. Chức năng của xoang
Có hai chức năng rõ rệt:
1. Làm nhẹ đầu.
2. Thùng cộng hưởng: âm thanh phát ra dội vào các xoang và có âm thanh đặc biệt. Mỗi người đều có hệ thống xoang khác nhau về thể tích, do đó giọng nói cũng khác nhau.

II. Viêm xoang là gì? Thế nào là viêm đa xoang?
Xoang là một hốc rỗng, trong đó có không khí và đường thông vào hốc mũi. Nhờ thông thoáng này mà xoang không bị nhiễm trùng. Nếu đường thông vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang và gây viêm xoang. Có nhiều loại viêm xoang: viêm xoang dị ứng, dày niệm mạc xoang, trong xoang có mủ, trong xoang có pôlýp (dạng u nhú lành tính, có cuống), có u nhầy. Trong xoang có mủ là bệnh viêm xoang thường gặp nhất.

B. Thế nào là viêm nhiều xoang?
1. Viêm 1 xoang: chỉ có một xoang bị viêm mà thôi, thường là xoang hàm. Bệnh này thường đi đôi với viêm răng.
2. Viêm nhiều xoang cùng một lúc: tất cả xoang đều bị viêm (dị ứng ban đầu), có xoang bên mặt, có xoang bên trái cùng bị viêm (nguyên do dị ứng ban đầu). Bệnh này thường gọi là viêm đa xoang. Chỉ có các xoang một bên bị viêm mà thôi (có khối u, thường là pôlýp trong hốc mũi. Khối u này chèn tất cả các lổ thông của bên đó, gây viêm toàn bộ một bên).

III. Tình hình viêm xoang tại Việt Nam như thế nào?
Xoang là liên hệ với mũi. Mũi là cửa tiếp xúc thường xuyên của con người với bên ngoài. Nếu môi trường không tốt, mũi bị viêm, một thời gian sau xoang cũng bị viêm. Viêm mũi, viêm xoang là bệnh thường gặp của con người. Ở các phòng khám, tỉ lệ bệnh này chiếm khoảng 1/3. Người lớn dễ bị viêm xoang hơn trẻ em. Bệnh thường dây dưa, mạn tính, dễ tái phát cấp.

IV. Tại sao bị viêm xoang?
A. Môi trường xấu
Không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi, và sau đó chuyển thành viêm xoang.

B. Dị ứng
Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lổ thông xoang. Xoang bị bít tắc là bị nhiễm trùng.

C. Kém sức đề kháng
Cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xoang kèm theo viêm các bộ phận khác.

D. Vệ sinh kém
Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.

V. Làm sao biết bị viêm xoang?
Viêm xoang có khi rất khó phát hiện, nhưng có khi lại rất dễ phát hiện. Định bệnh viêm xoang dựa trên triệu chứng của bệnh, dựa trên Xquang và dựa trên kết quả xét nghiệm tìm vi khuẩn.

A. Triệu chứng
Có tất cả 5 triệu chứng chính:
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
a. Xoang hàm: nhức vùng má.
b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy mũi:
a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau, chảy vào họng.

3. Nghẹt mũi:
Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

4. Ngứa mũi:
Dị ứng mũi xoang.

5. Điếc mũi:

Ngửi không biết mùi. Thưòng là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.

Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

B. Xquang
Xquang cổ điển, rẻ tiền, dễ định bệnh trong trường hợp viêm nặng. Khó định bệnh trong trường hợp trung bình và nhẹ vì trong tư thế này có khá nhiều hình ảnh giả.

Xquang cắt lớp điện toán (CT) tốn kém nhưng rất chính xác từ ly một.

C. Tìm vi khuẩn
Lấy dịch trong xoang viêm (khó), tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.

VI. Biến chứng
A. Biến chứng gần: vi khuẩn lan chung quanh
- Viêm thị thần kinh
- Viêm họng, viêm amiđan.
- Viêm thanh quản, phế quản phế viêm.
- Rối loạn tiêu hóa.

B. Biến chứng xa: vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng.
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng huyết.

VII. Điều trị viêm xoang như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang:
A. Nội khoa: kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.
B. Thủ thuật: xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.

C. Phẫu thuật:
1. Phẫu thuật cổ điển: mổ nạo xoang bằng dao, khoan.
2. Phẫu thuật nội soi: phẫu thuật nhìn thấy tận nơi.
Kết quả: khỏi, giảm triệu chứng, tái phát.
Cấp: dễ khỏi bệnh: Mạn: dễ tái phát

VIII. Sai lầm thường gặp trong điều trị viêm xoang là gì?
Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang là điều trị không triệt để, đặc biệt là đối với những dạng xoang không rõ nét. Bệnh nhân cho là viêm mũi do cảm cúm, điều trị qua loa với vài viên kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng. Bệnh có chiếu hướng giảm, nhưng lại tái phát.

Nhiều bệnh nhân nghe theo lời các thầy chữa bệnh theo kinh nghiệm mà thổi thuốc vào hốc mũi để trị viêm xoang. Thuốc vào gây co mạch, bệnh nhân bớt nghẹt mũi, tưởng đã trị đúng bệnh, nhưng sau đó bệnh nặng hơn, vì thuốc này đã làm bít tắc các đường thông.

IX. Phòng ngừa viêm xoang như thế nào?
Việc quan trọng vẫn là tránh viêm mũi. Chúng ta không nên ở những nơi không khí bị ô nhiễm (bụi, khói, thuốc lá...). Nếu cơ thể bị dị ứng với một chất hay thức ăn nào đó, chúng ta hãy tránh xa. Ăn uống đầy đủ để có sức đề kháng. Vệ sinh thân thể, năng rửa tay, rửa mặt, không tắm ở nơi nước bẩn là những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.
 

GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI VIÊM XOANG


Viêm xoang là một bệnh mãn tính thường gặp ở nước ta, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc, các phòng ngừa và điều trị bệnh này.

 Viêm xoang nguyên nhân triệu chứng và điều trị bệnh
Bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.
Mặt và sọ gồm nhiều khối xương tiếp với nhau. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hoá đã tạo ra những lỗ trống trong lòng các xương. Những lỗ trống này được gọi là xoang. Xoang lớn nhỏ tuỳ từng vị trí và đều có đường thông vào hốc mũi và bao bởi niêm mạc, chứa không khí. Xoang chỉ bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn.
Nếu đường  thông vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang, dẫn tới viêm nhiễm. Có thể viêm một xoang (thường là xoang hàm) hoặc đa xoang và nhiều loại như: viêm xoang dị ứng, dày niêm mạc xoang, trong xoang có mủ, u nhầy hoặc polýp (dạng u nhí lành tính, có cuống).
Phân loại viêm xoang
Viêm xoang được phân loại dựa vào thời gian tiến triển của bệnh (cấp, bán cấp, mạn) và theo tình trạng viêm (nhiễm trùng, không nhiễm trùng).
Viêm xoang cấp kéo dài ít hơn 3 ngày; bán cấp từ 1 đến 3 tháng, mạn là hơn 3 tháng. Viêm xoang nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển, gây kích thích (điều kiện tổn thương) hay dị ứng. Viêm xoang cấp thường thứ phát sau viêm mũi dị ứng, nhiễm siêu vi đường mũi. Viêm xoang bán cấp và mạn là kết quả của việc điều trị viêm mũi cấp không triệt để.

Nguyên nhân

- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khói xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
-  Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dùng aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc, làm nặng thêm polýp mũi xoang có sẵn.

Triệu chứng

Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt nhẹ (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp),  cũng có trường hợp sốt cao, nhất là ở trẻ em. Tăng nhạy cảm vùng mặt là triệu chứng chính, đau nhiều về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn. Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau phía dưới mắt, cơn đau có chu kỳ vào thời gian nhất định trong ngày.
Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi, chất tiết mũi trở nên đục, đổi màu xanh đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và kích thích họng. Tùy theo tình trạng  viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hay vừa, từng lúc hay tắc liên tục, không ngửi được mùi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng vào ban đêm. Trường hợp viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng. Lợi bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục, có mùi hôi. Xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu. Người bệnh  không tập trung suy nghĩ được. Đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu viêm xoang mạn tính thì nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu, chảy nước mũi, đôi khi mệt mỏi, có thể có triệu chứng xa như ở đường tiêu hoá, phế quản, thận khớp. Nhóm xoang sau bệnh nhân không chảy mủ, nhưng có dịch cuống họng, nhức mắt, đau  nhức vùng gáy. Một số trường hợp mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Điều trị.

Chữa trị viêm xoang, nếu được điều trị đúng sẽ cải thiện sớm và hiệu quả, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì kiêng cữ, tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian, cũng như lời khuyên của bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị xoang như:
Nội khoa: Kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.
Thủ thuật: Xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.
Đối với bệnh nhẹ không cần sử dụng đến kim, kéo, mà chỉ rửa xoang, làm sạch mũi. Biện pháp này không gây đau và chảy máu. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đều đặn để diệt vi khuẩn gây bệnh.
-  Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết. Thuốc chống sổ mũi giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng phải cẩn thận khi dùng vì dễ gây hại nhiều hơn khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát  ra ngoài được.
Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz rất hiệu quả, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa.
- Nếu không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi, nạo vét mủ đọng, chống viêm nhiễm lan toả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, khả năng phục hồi đạt 80%.       

Phòng ngừa bệnh viêm xoang

- Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
- Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
- Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị.

BÍ QUYẾT CHỮA VIÊM XOANG

Trước đây, Ngọc Phượng thường xuyên bị viêm xoang mỗi khi nào thời tiết thất thường. Thế nhưng, nhờ bí quyết của riêng mình mà giờ đây viêm xoang không còn là khiến Phượng bận tâm nữa

Nhớ lại, vào thời điểm này năm ngoái, ngoài những cơn ngạt mũi thường trực, Ngọc Phượng (28 tuổi, nhân viên văn phòng) còn bị đau đầu, cơ thể có cảm giác bải hoải khiến tâm trạng, công việc bị ảnh hưởng.

Sau một thời gian, được sự động viên của gia đình, Phượng đi khám, tại đây bác sĩ cho biết Ngọc Phượng bị viêm xoang nhẹ.

Viêm xoang là một căn bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới, bệnh thường tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi đặc biệt là vào mùa lạnh, trở trời, nóng lạnh thất thường.

Biểu hiện thường gặp khi viêm xoang là nhức đầu, bị choáng váng thành từng cơn, ngạt, tắc mũi... Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mắc bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm xoang, chủ yếu do sự thay đổi thất thường của khí hậu, môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ thể. Cơ thể có sức đề kháng kém, không đủ sức đề kháng để chống lại vi khuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang, ngạt mũi. 

Không muốn điều này ảnh hưởng tới sức khỏe, Phượng đã lên tinh thần để giữ ấm mũi mọi lúc mọi nơi. “Mới bị ngạt mũi, viêm xoang nhẹ thôi nhưng mình đã thấy khó chịu lắm rồi. Để tránh viêm xoang nhất là những khi tiết trời bất thường, mình thường xuyên tập thể dục, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và nhỏ nước muối sinh lí đều đặn”, Phượng nói.

Bí quyết tránh viêm xoang khi thời tiết thất thường 1
Giờ đây, nhờ bí quyết của riêng mình mà viêm xoang không còn là khiến Phượng bận tâm nữa.

Tập thể dục, thể thao thường xuyên 

Đó là một bí quyết mà Ngọc Phượng quả quyết rằng nó sẽ giúp bản thân nâng cao được sức đề kháng. Cuộc sống tiện nghi hiện đại ngày nay có khuynh hướng làm cho con người ta lười vận động, Ngọc Phượng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Công việc đòi hỏi Phượng suốt ngày ngồi làm việc trước màn hình máy tính, đó cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe của chị bị ảnh hưởng. 

Vì vậy, bây giờ cứ hết giờ làm là Ngọc Phượng lại dành ra 30 phút để đi tập gym. “Chỉ mất một ít thời gian như vậy thôi nhưng mình đã tự thấy mình khỏe hơn, hô hấp được tốt hơn rất nhiều rồi”, chị nói. 

Được biết, tập gym hay tập thể dục là một hoạt động có lợi cho sức khỏe. Nhờ có sự vận động thường xuyên, cơ thể người tập sẽ bài tiết mồ hôi được dễ dàng, không những giữ được dáng đẹp mà điều này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho bản thân.

Mỗi khi ra đường, khẩu trang là bạn thân

Ngọc Phượng tâm sự: “Trước đây mình rất lười đeo khẩu trang nhưng từ ngày cái mũi trở nên ‘khó chiều’ và bị chứng viêm xoang này hoành hành, mình không dám lơ là việc đeo khẩu trang nữa. Mình kỵ nhất là khói bụi ngoài đường, mùi thuốc lá vì thế, hôm nào chỉ cần khong đeo khẩu trang là y như rằng mình sẽ bị sổ mũi, đau họng". 

Với Phượng, việc đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra đường khiến chị chủ động phòng tránh bệnh viêm xoang tái phát và giữ mũi của mình được ấm áp, khỏe mạnh.

Trên thực tế, khẩu trang không chỉ ngăn hệ hô hấp tiếp xúc với bụi bẩn mà nó còn ngăn không khí hanh khô xộc thẳng vào mũi. Đeo khẩu trang cũng chính là một trong những cách giữ ấm mũi - một yếu tố quan trọng trong giúp Phượng bảo vệ có được hệ hô hấp khỏe. 

Nước muối sinh lý: Vật bất ly thân

Nhỏ nước muối sinh lý đều đặn: Đây là  một cách rất đơn giản nhưng mang lại kết quả tuyệt vời khi chăm sóc mũi. Nước muối sinh lý là vật bất ly thân có trong túi của chị, mỗi ngày, Ngọc Phượng thường nhỏ từ 3-4 lần để làm sạch mũi. 

Phượng nói: “Tập thói quen vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu giàu khoáng chất như đồng, kẽm có khả năng loại bỏ bụi bẩn, gỉ mũi. Có thể mua nước muối ở bất kỳ hiệu thuốc nào hoặc có thể tự chế”. 

Phượng chia sẻ cách tự chế nước muối sinh lý cho bản thân như sau: Dụng cụ gồm 1 cốc nước đun sôi để nguội và ¼ thìa muối tinh. Sau khi đã có một hỗn hợp hòa tan, đổ hỗn hợp vào một ống xịt và nhỏ lên 2 bên mũi.